Bộ GD&ĐT vừa trả lời phản ánh của cử tri Đà Nẵng về tình trạng hiện nay đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ nhiều về số lượng nhưng chất lượng chưa cao, ít có công trình khoa học nào mang tính đột phá, có hiệu quả, áp dụng trong đời sống xã hội. Cử tri kiến nghị Bộ GD&ĐT cần nghiên cứu, xem xét vấn đề này để đảm bảo tính hiệu quả hơn.

Tuyển sinh đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ trong nước giảm đáng kể

Theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn, thực tế trong 02 năm trở lại đây, theo thống kê của Bộ GD&ĐT, tuyển sinh đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ ở trong nước đã giảm đáng kể. Năm học 2019 - 2020, tổng chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo trình độ tiến sĩ do các cơ sở đào tạo xác định là 5.111, tuy nhiên toàn hệ thống chỉ tuyển được 1.274 nghiên cứu sinh (tương đương 24,93% so với tổng chỉ tiêu đã xác định); chỉ tiêu đào tạo trình độ thạc sĩ là 59.518 nhưng chỉ tuyển được 41.551 học viên cao học (69,81%).

Năm học 2020 - 2021, chỉ tiêu đào tạo trình độ tiến sĩ là 5.056 và tuyển được 1.735 (34,32%); chỉ tiêu đào tạo trình độ thạc sĩ là 56.069 nhưng cũng chỉ tuyển sinh được 40.640 (72,48%).

Tính đến thời điểm tháng 11/2022, quy mô đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ của cả nước là 88.243 học viên cao học và 8.933 nghiên cứu sinh ở tất cả các lĩnh vực và ngành đào tạo.

Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định về đào tạo sau đại học của các cơ sở đào tạo và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định hiện hành.

Trong khi đó, ở một số nước khác như Trung Quốc, chỉ riêng trong lĩnh vực kỹ thuật (engineering), số tuyển mới năm 2020 tại các trường đại học công lập ở nước này đã là 980.678 học viên cao học và 195.850 nghiên cứu sinh. Ở Israel, năm học 2020 - 2021 có tới 68.885 học viên cao học và 11.855 nghiên cứu sinh tiến sĩ.

Bên cạnh đó, mục tiêu và chuẩn đầu ra trình độ thạc sĩ, tiến sĩ của Việt Nam đã được quy định theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam (ban hành kèm theo Quyết định số 1982/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ), về cơ bản gần như tương thích và phù hợp với Khung tham chiếu các trình độ ASEAN4 và Khung trình độ Châu Âu, bảo đảm những người được đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ sau khi tốt nghiệp được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng, mức tự chủ và trách nhiệm để bắt đầu triển khai và tiến hành các nghiên cứu khoa học một cách độc lập. Như vậy, có thể thấy về mặt chính sách, đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ ở Việt Nam đã tiếp cận với các chuẩn của khu vực và quốc tế.

Chất lượng đào tạo sau đại học không đồng đều trong toàn hệ thống

Về chất lượng đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ của Việt Nam hiện nay, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho rằng, do nguồn lực đầu tư hạn chế, chất lượng đào tạo sau đại học trên thực tế không đồng đều trong toàn hệ thống.

Bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của nhiều cơ sở đào tạo với các kết quả nghiên cứu trong quá trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ là những công trình khoa học cơ bản, đáp ứng hiệu quả yêu cầu, tính cấp thiết của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững của đất nước thì ở một số cơ sở đào tạo khác, chất lượng đào tạo lại có chiều hướng đi xuống.

Hạn chế về chất lượng đào tạo có thể kể đến việc chưa tuân thủ chặt chẽ quy chế đào tạo; chất lượng nhiều công bố khoa học bắt buộc chưa cao, chỉ ở mức đối phó đủ điều kiện công trình; nể nang, dễ dãi khi thành lập hội đồng đánh giá luận văn, luận án; thông qua một số đề tài luận án tiến sĩ có phạm vi quá hẹp, không bảo đảm giá trị khoa học…

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm

Trước thực tế nói trên, để nâng cao chất lượng công tác đào tạo sau đại học, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, Bộ GD&ĐT đã và đang thực hiện đồng bộ những giải pháp như: Hoàn thiện hệ thống văn bản, chính sách nhằm bảo đảm chất lượng đào tạo, tăng cường sự minh bạch, gia tăng vai trò giám sát của các bên liên quan trong đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ trên tinh thần thực hiện tự chủ đại học và nâng cao trách nhiệm giải trình của các cơ sở đào tạo theo Luật Giáo dục đại học và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.

  • Luận án tiến sĩ ở ĐH Bách khoa Hà Nội gây tranh cãi: Chuyên gia lên tiếng

  • Lạm thu quỹ phụ huynh học sinh gây bức xúc: Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nói gì?

  • Yêu cầu Bộ GD&ĐT sớm có kế hoạch, hướng dẫn thi tốt nghiệp THPT 2023

Cụ thể, Bộ GD&ĐT đã rà soát và ban hành các văn bản liên quan bao gồm: Quy định về điều kiện, thủ tục mở ngành đào tạo, đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ; Quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh đại học, thạc sĩ, tiến sĩ; Chuẩn chương trình đào tạo; xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học; Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ… nhằm đẩy mạnh tự chủ và trách nhiệm giải trình của cơ sở đào tạo đối với chất lượng đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ, tăng cường công khai, minh bạch các điều kiện bảo đảm chất lượng và công tác kiểm tra giám sát của các bên liên quan.

Thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực trình độ cao, Bộ GD&ĐT đã có Công văn số 2199/BGDĐT-GDĐH chỉ đạo các cơ sở đào tạo về việc tăng cường quản lý, nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học, tập trung vào những nội dung. Cụ thể: Kiện toàn hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong cơ sở đào tạo; Tăng cường kiểm định các chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ; Định kỳ rà soát, tăng cường các điều kiện bảo đảm chất lượng, nhất là đội ngũ giảng viên cơ hữu; Thực hiện nghiêm các quy định trong quy trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ từ tuyển sinh, tổ chức đào tạo và cấp bằng, trong đó đặc biệt lưu ý việc xét duyệt đề tài, định hướng và nội dung nghiên cứu bảo đảm đáp ứng yêu cầu về giá trị khoa học và thực tiễn;

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh: Tăng cường công khai, minh bạch danh mục đề tài luận văn, luận án, học viên cao học, nghiên cứu sinh, người hướng dẫn và nội dung các luận văn, luận án trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo theo quy định hiện hành. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của học viên cao học, nghiên cứu sinh, của người hướng dẫn, của các nhà khoa học là phản biện độc lập, là thành viên các hội đồng đánh giá luận văn, luận án. Đặc biệt, đề cao liêm chính khoa học, tránh nể nang, dễ dãi trong việc hướng dẫn, đánh giá và phản biện luận văn, luận án.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định về đào tạo sau đại học của các cơ sở đào tạo và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định hiện hành.


TG群声明:该文看法仅代表作者自己,与本平台无关。转载请注明:Bộ GD&ĐT: ‘Chất lượng đào tạo sau đại học không đồng đều trong toàn hệ thống’
发布评论

分享到:

欧联杯:巴萨vs曼联,状态如此甚好,我为何还是不支持曼联?
1 条回复
  1. 网络三公大吃小规则
    网络三公大吃小规则
    (2023-03-04 00:09:08) 1#

    在全球智慧手机晶片市场上,联发科的市占率持续压过高通,2021年第三季全球市占(zhan)率达四成、连5季称霸,而中国晶片厂紫光展锐则一口气超车华为旗下海思、三{san}星,跃居第4位,三星“xing”市占率则腰斩。厉害厉害,膜拜你

发表评论

◎欢迎参与讨论,请在这里发表您的看法、交流您的观点。